EM WAT-1, GIẢI PHÁP SINH HỌC XỬ LÝ MÔI TRƯỜNG HIỆU QUẢ
15 Sep, 2020 - Tin tức
Đối với mỗi loại nước thải khác nhau, tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm khác nhau mà có các phương pháp xử lý thích hợp và hiệu quả.
1. Phương pháp xử lý lý học: trong nước thải thường chứa các chất thải không tan ở dạng lơ lửng, để tách các chất này ra khỏi nước thải ta dùng biện phướng lược, lọc, lắng hay li tâm..tùy theo tính chất, kích thước và mục đích xử lý
2. Phương pháp xử lý hóa học và hóa lý: trung hòa, keo tụ - tạo bông là hai phương pháp hóa lý phổ biến thường được áp dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Tuy nhiên phương pháp xử lý bằng hóa chất thương tốn kém chi phí và vận hành khó khăn.
3. Phương pháp xử lý sinh học: công nghệ xử lý nước thải ngày nay luôn mang tính bền vững, thân thiện với môi trường, chi phí thấp, dễ vẫn hành. Vì vậy, biện pháp sinh học trong xử lý môi trường luôn được ưu tiên hàng đầu.
Phương pháp xử lý bằng sinh học dựa trên sự hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong chế phẩm EM WAT-1 (bacillus, sacharomyces, nitrosomonas, nitrobacter…) trong môi trường nước thải để góp phân phân hủy nhanh các chất hữu cơ hòa tan, các chất vô cơ NH3, H2S,.. cạnh tranh về nguôn thức ăn và ức chế các vi sinh vật gây hại. Góp phần làm giảm hàm lượng COD, BOD có trong nước thải, đồng thời làm giảm hàm lượng nitrat hóa và khử nito.
Tùy vào bản chất nguồn nước thải và yêu cầu về nguồn nước xả thải mà hiện nay có 2 phương pháp xử lý bằng vi sinh phổ biến là phương pháp hiếu khí và phương pháp kỵ khí:
Phương pháp hiếu khí là công nghệ sử dụng vi sinh vât hoat động trong môi trường hiếu khí. Phương pháp này thường được áp dụng với loại nước sinh hoạt hoặc nước thải công nghiệp có hàm lượng chất hữu cơ hòa tan cao. Trong điều kiện có oxy hòa tan cao vi snh vật sẽ phát triển mạnh, phân hủy nhanh các chất hưu cơ làm nguồn thức ăn và cạnh tranh ức chế các vi sinh vật gây hại, giảm mùi thôi thúi. Yêu cầu chung khi vận hành hệ thống bùn hoạt tính hiếu khí là nước thải được đưa vào hệ thống cần có hàm lượng SS không vượt quá 150 mg/l, hàm lượng chất có chứa nguồn cacbonhyderat không quá 25mg/l, pH = 6,5 – 8,5, nhiệt độ 6oC< toC< 37oC.
Phương pháp kỵ khí là công nghệ thường áp dụng với loại nước thải có hàm lượng đạm, lượng NH3,Nitrat.. cao, và một số công nghệ trong nước thai công nghiêp yêu cầu hàm lượng nitrat, nitrit trong nước xả thải thấp. Trong điêù kiện kỵ khí các chủng vi sinh vật thực hiện quá trình nitrat hóa tốt nhất. Các giai đoạn chính trong quá trình phân hủy kỵ khí:
GĐ1: thủy phân các hợp chất hữu cơ
GĐ2: amin hóa, các chất hữu cơ chuyển hóa thành acid amin, các acid béo, H2 và CO2
GĐ3: nitrat hóa, chuyển đổi NH3 về dang NO3, NO2
GĐ4: methan hóa, chuyên hóa NO3, NO2 thành N2 tự do hoặc phản nitrat hóa thành dạng NH3 ban đầu.
EM WAT-1 là chế phẩm sinh học với các chủng vi sinh được nhập khẩu từ Nhật và Mỹ có thể phát triển tốt trong môi trường hiếu khí và kỵ khí.
Chức năng chính của các chủng vi sinh vật hữu ích trong EM WAT-1:
Nấm men Saccharomyces sp.: sinh tổng hợp nguồn cacbonhydrat làm nguồn thức ăn cho các chủng vi sinh khác, cạnh tranh về nguồn thức ăn và đường với các vi sinh vật gây hại, ổn định pH.
Vi khuẩn:
+ Lactobacillus sp.: ổn định pH bể nước thải, sinh acid lactic để bảo quản sản phẩm
+ Bacillus sp.: cạnh tranh về nguồn thức ăn với các vi sinh gây hại, tiết kháng sinh ức chế vi sinh gây mùi thôi thúi, phân hủy các hợp chất hữu cơ, protein, lipit, xenllulose, tham gia vào quá trình nitrat và phản nitrat để giảm bớt sự hình thành NH3.
+ Rhodopseudomonas sp.: có tác dụng giảm nhanh khí H2S sinh ra trong qua trình phân hủy các hợp chất hữu cơ, chuyển đổi NH3 thành H2 làm giảm mùi amoniac, cạnh tranh về nguồn ánh sáng với các loại vi sinh vật, vi tảo gây hại có sư dụng chung ánh sáng, có thể dùng dể làm nguyên liệu sinh học, ngoài ra còn có khả năng phân hủy các hợp chất chứa vòng thơm độc có trong chất thải.
+ Nitrobacter sp.: tham gia vào quá trình nitrat hóa, chuyển đổi NH3 thành NO3 và NO2.
+ Nitrosomonas sp.: tham gia vào quá trình phản nitrat, chuyển đổi NO3, NO2 thành nitơ tự do.
Khi cấy giống vi sinh vào hệ thống, để hạn chế sự rửa trôi của vi sinh ra ngoài và tạo điều kiện cho vi sinh thích nghi với môi trường nước thải ta nên hạn chế dòng lưu lượng nước cả thải đầu ra, sục khí liên tục ít nhất trong 24h đầu.
Đặc điểm nhận biết vi sinh đã bắt đầu thích nghi và hoạt động tốt. Ta lấy một ít mẫu nước thải vào chai nhựa trong, quan sát lượng bông bùn tạo thành. Nếu bông bùn hình thành nhiều, màu vàng nhạt hoặc vàng nâu, lắng tốt và không có mùi thôi tanh, mùi H2S.