THỨC ĂN Ủ CHUA CHO GIA SÚC GÓP PHẦN NÂNG CAO NĂNG SUẤT VÀ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
30 Dec, 2023 - Tin tức
Thức ăn thô xanh luôn có tầm quan trọng đặc biệt và không thể thay thế đối với gia súc ăn cỏ như trâu, bò, dê, cừu, thỏ, hươu, nai…Việc bảo quản và dự trữ đảm bảo cung cấp đủ nguồn thức ăn thô xanh bằng tận dụng phế phụ phẩm trong trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi là rất cần thiết, làm giảm chi phí, tăng năng suất trong chăn nuôi.
Ủ chua là phương pháp sinh học, là quá trình phân giải đường dễ tan có sẵn trong nguyên liệu thức ăn (nhờ hệ vi sinh vật sẵn có trong tự nhiên hoặc bổ sung) thành axit hữu cơ trong điều kiện yếm khí. Hàm lượng axit hữu cơ tăng, chủ yếu là axit lactic do quá trình sinh trưởng, phát triển của vi sinh vật làm cho môi trường pH giảm gây ức chế các vi khuẩn gây thối.
Theo ghi nhận của Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận tại xã Bắc Sơn, huyện Thuận bắc, nhiều hộ gia đình áp dụng mô hình cho gia súc ăn cỏ ủ chua đã giúp nâng cao thêm khả năng tăng trọng từ 15 - 20% và hiệu quả kinh tế tăng 15% trở lên so với sản xuất ngoài mô hình.
Ưu điểm của việc cho ăn bằng phương pháp ủ chua,
dùng chế phẩm Silo Livest - 1 của Công ty cổ phần Kỹ thuật Sao Mai
- Thành phần nguyên liệu được bảo quản gần nguyên trạng.
- Cải thiện chất lượng dinh dưỡng do hoạt động của vi sinh vật sản sinh ra, không có độc tố, mùi vị thơm ngon, hấp dẫn gia súc.
- Đặc biệt, gia súc ăn thức ăn ủ chua rút ngắn quá trình lên men ở dạ cỏ, hạn chế hoạt động của vi sinh vật dạ cỏ làm giảm quá trình sản sinh ra khí mê-tan, giảm phát thải khí nhà kính.
- Giá thành chế biến thấp, dễ áp dụng với mọi quy mô chăn nuôi và thời gian bảo quản dài, đảm bảo cung cấp thức ăn cho gia súc đủ dinh dưỡng quanh năm, giảm chi phí nhân công.
QUY TRÌNH Ủ
Chuẩn bị nguyên liệu
Các phụ phẩm trong trồng trọt như thân cây ngô, rơm rạ tươi, ngọn lá mía, thân cây lạc, ngọn lá sắn, phụ phẩm dứa... là các nguồn nguyên liệu rất tốt để chế biến thức ăn ủ chua.
Nguyên liệu ủ chua cần được loại bỏ đất cát, giữ sạch sẽ và tiến hành ủ ngay khi còn tươi, nếu để lâu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ủ chua.
Băm nhỏ nguyên liệu thành những đoạn kích thước khoảng 5-10 cm, độ ẩm khoảng 60% - 70%.
Hình. Cỏ sau khi phơi ráo độ ẩm khoảng 60-70% tiến hành cắt nhỏ đoạn 5-10cm
Thiết bị ủ
Có thể ủ nguyên liệu trong bể xây hoặc túi jumbo chuyên dụng, mặt trong của bể hoặc túi jumbo cần được lót lớp túi hoặc bạt nhựa để chứa nguyên liệu ủ, đảm bảo nguyên liệu được ủ trong điều kiện yếm khí, ngăn không cho tiếp xúc với không khí bên ngoài.
Hình. Ủ cỏ trong bể xây
Hình. Ủ cỏ trong bao jumbo
Cách ủ
Nguyên liệu ủ |
Vi sinh |
Cám bắp |
Muối ăn |
Cách ủ |
Thời gian ủ (tuần) |
Ghi chú |
1 tấn |
0,3 kg |
10 kg |
3 kg |
Rắc đều hỗn hợp chế phẩm (vi sinh, cám bắp, muối ăn) đã phối trộn lên mỗi lớp nguyên liệu dày khoảng 15 - 20 cm, nén chặt từng lớp nguyên liệu và buộc hoặt ép chặt miệng túi, đảm bảo nguyên liệu được ủ trong điều kiện yếm khí, ngăn không cho tiếp xúc với không khí bên ngoài làm hỏng nguyên liệu ủ. |
3 - 4 |
Trường hợp ủ cỏ bị già, xơ, khô có thành phần đường ít thì cần pha thêm 5L mật rỉ phun đều cho 1 tấn nguyên liệu ủ |
Kiểm tra chất lượng nguyên liệu ủ
- Màu sắc: Thức ăn ủ chua lên men tốt có màu xanh lục nhạt hoặc vàng xỉn, không xuất hiện nấm mốc tạp trong khi màu của thức ăn ủ chua lên men kém là màu ôliu, xanh lục hoặc nâu sẫm.
- Mùi: Thức ăn ủ chua lên men tốt có mùi giấm, thơm, không chua gắt và không có mùi khai NH3 , trong khi thức ăn ủ chua lên men kém có mùi hôi, không nên cho gia súc ăn và nên loại bỏ.
- Đánh giá về mặt hóa học: (i) pH dưới 4,5 (ii) nitơ amoniac tổng số N, nhỏ hơn 10% tổng số N; (iii) axit butyric, nhỏ hơn 0,2%; và (iv) axit lactic 3–12%.
Bảng. Các đặc tính xác định chất lượng cỏ ủ chua
STT |
Chỉ tiêu |
Đvt |
Phương pháp thử |
Kết quả sau ủ |
1 |
Màu sắc |
- |
Cảm quan |
Màu xanh lục nhạt hoặc vàng xỉn |
2 |
Mùi |
- |
Cảm quan |
Thơm nhẹ, không chua gắt |
3 |
pH |
- |
|
pH <4,5 |
4 |
Đường tổng |
g/100g |
|
|
5 |
Tổng độ đạm |
% |
|
|
(a) (b)
Hình. Cỏ trước khi ủ (a); Cỏ lên men tốt sau khi ủ 15 ngày (b)